06th Jan 2008
Và khi tro bụi
Thích quyển này của chị Phượng nhiều hơn Mưa ở kiếp sau. Mặc dù Mưa ở kiếp sau có vẻ đã được tính toán sắp xếp cẩn thận hơn, nhưng Và khi tro bụi đẹp hơn, ám ảnh hơn với nhiều câu hỏi mà có lẽ hầu hết các câu hỏi đều không có câu trả lời.
Trong một entry nào đó, bạn Lê có viết về sự thật, vì sao con người ta có thể giữ trong tim mình tất cả, không bỏ sót điều gì, dù tưởng chừng quá sức chịu đựng của trái tim mỏng manh? Vì tất cả những điều ấy làm thành sự thật.
Nhưng liệu có một “sự thật” tuyệt đối nào không, hay các sự thật mãi mãi là những sự thật Trong rừng trúc, những sự thật khác biệt dưới những con mắt khác biệt? Và có thật là người ta giữ trong tim mình tất cả? Có biết bao nhiêu sự thật mà ta đã không muốn biết và gạt bỏ.
Đoạn này có lẽ chỉ là marginal, chẳng hiểu sao cứ nghĩ, về khả năng của một sự mong manh nào đó còn lại, vượt qua thói quen và sự nhàm chán.
Ông chết rồi, tôi cố hiểu nỗi buồn của ông. Khi ông còn sống, vào mùa hạ vợ ông nấu anh đào với đường để dành cho mùa đông. Bà biết làm rượu với trái mận vàng. Mùa thu bà đan cho cả nhà những chiếc áo len dầy ấm. Bà biết giữ cái lạnh ở bên ngoài những khung cửa sổ. Những bình cà phê luôn luôn được chế đúng lúc, những chiếc vớ luôn luôn đủ đôi trong tủ. Bà luôn biết ông cần gì trước khi ông biết. Dù bà không hiểu Bach, ông vẫn là một người đàn ông may mắn nhất. Chính sự may mắn ấy đã nuốt đi mọi can đảm ông cần có để đi tìm chính mình ở một nơi nào khác, ở một quê hương không có tên và không có bàn tay của người vợ ở mọi thứ ông chạm đến.
…
Cha tôi đáng lẽ đã có thể sống như vậy cho đến năm 65, về hưu, và hai mươi năm sau nữa thì chết. Thêm hai năm nữa thì vợ ông theo ông. Chuyện rất có thể đã như vậy và không ai thấy rằng họ làm lỡ dở cuộc đời duy nhất của nhau, phản bội nhau sâu đậm hơn những kẻ ngoại tình và những kẻ lãng du. Họ đáng lẽ đã có thể chết già, được chôn bên cạnh nhau, được nhớ tới như đôi vợ chồng chung thủy.
Nhưng một hôm cha tôi không ngủ nữa. Ông tự bắn chết trong nhà thờ không một lời báo trước. Chấm dứt một thiên đường yên ấm và buồn tẻ.
…
Tôi nhớ, không phải tôi nhớ mà là tôi tin, rằng tôi, một đứa bé mười ba tuổi, là người duy nhất ông đủ yêu và tin để nói về cái điều mong manh ở giữa những nốt nhạc và ở giữa những con người. Giữa ông và mẹ nuôi tôi không có điều mong manh đó. Giữa cha mẹ tôi có cái nền tảng kiên cố của một cuộc hôn nhân được nhà thờ Công giáo và nghề nghiệp của ông bảo hộ. Giữa họ là sự cần thiết, là thói quen. Và lưng chừng giữa bổn phận và sự lệ thuộc có một sự thuần phục dịu dàng rất giống như tình yêu…
PS: giờ tớ chuyển sang đọc Những kẻ thiện tâm
Đọc 10 trang thấy có vẻ khá dễ đọc (so với cái vẻ của nó) và bạn Nhị Linh đang quảng cáo khắp nơi là dễ đọc, thôi cũng có thêm dũng khí đọc tiếp.
Thích quyển này của chị Phượng nhiều hơn Mưa ở kiếp sau. Mặc dù Mưa ở kiếp sau có vẻ đã được tính toán sắp xếp cẩn thận hơn, nhưng Và khi tro bụi đẹp hơn, ám ảnh hơn với nhiều câu hỏi mà có lẽ hầu hết các câu hỏi đều không có câu trả lời.
Trong một entry nào đó, bạn Lê có viết về sự thật, vì sao con người ta có thể giữ trong tim mình tất cả, không bỏ sót điều gì, dù tưởng chừng quá sức chịu đựng của trái tim mỏng manh? Vì tất cả những điều ấy làm thành sự thật.
Nhưng liệu có một “sự thật” tuyệt đối nào không, hay các sự thật mãi mãi là những sự thật Trong rừng trúc, những sự thật khác biệt dưới những con mắt khác biệt? Và có thật là người ta giữ trong tim mình tất cả? Có biết bao nhiêu sự thật mà ta đã không muốn biết và gạt bỏ.
Đoạn này có lẽ chỉ là marginal, chẳng hiểu sao cứ nghĩ, về khả năng của một sự mong manh nào đó còn lại, vượt qua thói quen và sự nhàm chán.
Ông chết rồi, tôi cố hiểu nỗi buồn của ông. Khi ông còn sống, vào mùa hạ vợ ông nấu anh đào với đường để dành cho mùa đông. Bà biết làm rượu với trái mận vàng. Mùa thu bà đan cho cả nhà những chiếc áo len dầy ấm. Bà biết giữ cái lạnh ở bên ngoài những khung cửa sổ. Những bình cà phê luôn luôn được chế đúng lúc, những chiếc vớ luôn luôn đủ đôi trong tủ. Bà luôn biết ông cần gì trước khi ông biết. Dù bà không hiểu Bach, ông vẫn là một người đàn ông may mắn nhất. Chính sự may mắn ấy đã nuốt đi mọi can đảm ông cần có để đi tìm chính mình ở một nơi nào khác, ở một quê hương không có tên và không có bàn tay của người vợ ở mọi thứ ông chạm đến.
…
Cha tôi đáng lẽ đã có thể sống như vậy cho đến năm 65, về hưu, và hai mươi năm sau nữa thì chết. Thêm hai năm nữa thì vợ ông theo ông. Chuyện rất có thể đã như vậy và không ai thấy rằng họ làm lỡ dở cuộc đời duy nhất của nhau, phản bội nhau sâu đậm hơn những kẻ ngoại tình và những kẻ lãng du. Họ đáng lẽ đã có thể chết già, được chôn bên cạnh nhau, được nhớ tới như đôi vợ chồng chung thủy.
Nhưng một hôm cha tôi không ngủ nữa. Ông tự bắn chết trong nhà thờ không một lời báo trước. Chấm dứt một thiên đường yên ấm và buồn tẻ.
…
Tôi nhớ, không phải tôi nhớ mà là tôi tin, rằng tôi, một đứa bé mười ba tuổi, là người duy nhất ông đủ yêu và tin để nói về cái điều mong manh ở giữa những nốt nhạc và ở giữa những con người. Giữa ông và mẹ nuôi tôi không có điều mong manh đó. Giữa cha mẹ tôi có cái nền tảng kiên cố của một cuộc hôn nhân được nhà thờ Công giáo và nghề nghiệp của ông bảo hộ. Giữa họ là sự cần thiết, là thói quen. Và lưng chừng giữa bổn phận và sự lệ thuộc có một sự thuần phục dịu dàng rất giống như tình yêu…
PS: giờ tớ chuyển sang đọc Những kẻ thiện tâm Đọc 10 trang thấy có vẻ khá dễ đọc (so với cái vẻ của nó) và bạn Nhị Linh đang quảng cáo khắp nơi là dễ đọc, thôi cũng có thêm dũng khí đọc tiếp.
Posted in reading | 4 Comments »