Archive for February, 2009

26th Feb 2009

Vũ – Linh Nga

p1200771

Xin chân thành cảm ơn bạn Miu đã kiếm vé xem Vũ của Linh Nga cho mình tối qua :-D một trong các cơ hội thưởng thức văn hóa hiếm hoi gần đây :-D

Vũ được dàn dựng rất tốt, với hiệu ứng thị giác nổi bật. Linh Nga quá xinh và biểu diễn ấn tượng.

Mặc dù có thể vì là một vở diễn “báo cáo” của Linh Nga nên video clip 1 hơi quá personal, Về với mẹ hơi sến.

Thiên thủ quan âm, Ngắm mình dưới trăng, Hình với Bóng đều ấn tượng. Sân khấu đẹp, màn hình background ấn tượng, và nói gì thì nói phần 1 của Tàu dựng vẫn hay hơn là phần 2 của Việt Nam hi hi.

Posted in Uncategorized | 11 Comments »

24th Feb 2009

Nước Mỹ, Nước Mỹ

Nước Mỹ, Nước Mỹ của bạn Phan Việt mua giữa tháng 1. Mang sang Đài Loan đọc dở thì để quên trong khách sạn ở Đài Loan.

Về mua lại một quyển khác. Đọc xong đã lâu, mà rồi quay cuồng chuyện nọ chuyện kia chẳng nói được một lời nào, trong khi Nước Mỹ, Nước Mỹ có khi đã leo lên bảng best seller của Phương Nam rồi cũng chả chừng :-)

Hôm nay đọc được cái này trên blog bạn Nhị Linh, (hình như là) viết cho báo của bạn Lâm Lê. Post lại đây, bởi cũng đồng tình rằng cái đọng lại lâu nhất ở Nước Mỹ, Nước Mỹ là tiếng ngân dài trống vắng, cái không khí khó ở của sự cố gắng duy trì tự do của nhau. Mà mục tiêu của cuộc sống vợ chồng, có lẽ, không phải là như thế.

Live. But where?

Đưa tới hai từ “nước Mỹ” vào nhan đề tập truyện ngắn (“Nước Mỹ, nước Mỹ”, Phương Nam và NXB Trẻ), Phan Việt tỏ ra còn tham vọng hơn cả khi chọn nhan đề “Tiếng người” cho cuốn tiểu thuyết mới xuất bản cách đây không lâu của mình. Dĩ nhiên sự liên tưởng đơn giản sẽ đưa người đọc đến thẳng với các nhan đề tương tự, chẳng hạn như bộ phim “In America” của đạo diễn Jim Sheridan (2002) kể chuyện một gia đình nhập cư người Ailen đến Mỹ căng thẳng vật lộn cùng một lúc với sự sinh tồn và với những bi kịch bên trong của từng cá thể, xoay quanh mất mát từ cái chết của một đứa con.

Truyện ngắn mang cùng tên với tập truyện, “Nước Mỹ, nước Mỹ”, thoạt đầu có thể làm người đọc tưởng chừng như cùng một kiểu cốt truyện đó sẽ được sử dụng (người chồng thất nghiệp, chỉ người vợ đi làm), nhưng hoàn toàn không phải. Cuộc sống của các cặp vợ chồng trong tập (ở các truyện ở đây, cuộc sống vợ chồng là tiêu biểu hơn cả, tuy rằng cũng có vài mảnh đời riêng và tuy rằng cái sự vợ chồng cũng không đảm bảo một mức độ kết nối thông thường, hay được gọi là “hạnh phúc”) đều không mấy khó khăn, thậm chí còn có thể nói là sung túc: trong “Cách mạng baby”, cặp vợ chồng mua được một căn nhà nhỏ ở ngoại ô, mỗi người lái một chiếc ôtô khá, còn trong “Ái khanh ơi ái khanh”, người chồng thậm chí còn phát ngôn đầy kiêu hãnh: “Tôi chỉ quan tâm đến công nghệ. Tôi không quan tâm đến kiếm tiền” (tr. 113) (có lúc anh ta còn khẳng định là mình “không nỡ” kiếm nhiều tiền).

Cuộc sống các nhân vật của “Nước Mỹ, nước Mỹ”, quả thực, không khó khăn, nhưng điều đó không ngăn cản họ rơi vào các tình thế khó, và không khí tỏa khắp tập truyện này là một bầu không khí “khó ở”, không hẳn là ngột ngạt, nhưng không dễ chịu. Cặp vợ chồng của truyện “Nước Mỹ, nước Mỹ” rơi vào cơn nguội lạnh kéo dài: “Chúng tôi hầu như không còn làm tình nữa” (tr. 20); cặp vợ chồng trong “Ái khanh ơi ái khanh” cố gắng duy trì sự tự do của nhau nhiều hơn là vun đắp cho một kết nối thực thụ giữa hai cá thể mang tên vợ chồng sống cùng nhau dưới một mái nhà; cuối cùng, cặp vợ chồng của “Cách mạng baby”, hai người coi nhau là “đồng chí”, bỗng chốc vấp phải chướng ngại vật hiện thân trong chính ý nguyện cao nhất của gần gũi nhau: cùng có một đứa con. Ba truyện vừa kể tên cũng là ba truyện hay nhất của tập “Nước Mỹ, nước Mỹ”, chúng giúp xóa bớt đi được cảm giác mệt mỏi khi đọc những trường đoạn phát ngôn lý tưởng gượng ép và giản đơn trong “Nghiên cứu sinh” hay “Một chuyến bay đêm”, cũng như những đoạn chửi tục xuất hiện khá nhiều mà không ăn nhập gì với nội dung và không khí các truyện.

Câu hỏi then chốt của “Nước Mỹ, nước Mỹ” rốt cuộc hóa ra không phải là sự lắt léo và hoang mang của “Làm thế nào để sống sót?” mà đơn giản, và, do đó, cơ bản hơn nhiều: “Sống ở đâu?” Một cặp vợ chồng định lái xe cả đêm để chạy khỏi New York đến một nơi khác (“Ba ngàn dặm xuyên nước Mỹ”), một cặp vợ chồng khác những tưởng mình sẵn sàng bỏ tất cả để đến một chốn mơ hồ (“Canada, Canada”), nhưng kết quả đều là sự hoành hành của nỗi không chắc chắn. Ngay cả khi nhân vật quay trở về nơi thân thuộc của mình thì điều phát hiện lớn nhất sẽ là niềm lạc lõng không hiểu nổi là đang thuộc về đâu (“Những ngày ở Việt Nam”). Chúa cũng không giúp được gì cho họ: “Trời ơi, Chúa! Tôi đếch quan tâm” (“Nước Mỹ, nước Mỹ”, tr. 26).

Chính vì lẽ đó mà những cái tên riêng trở thành chìa khóa của tập truyện, dù thật không thể chắc chắn những chiếc chìa khóa ấy có thể dùng để mở cửa nơi đâu. Các địa danh quan trọng nhất cứ liên tục bị kéo dài ra, lặp lại, như để cố gắng định hình một cái gì đó rất không rõ ràng, đồng thời lại như thể nhấn mạnh hơn tính chất mông lung của địa điểm. Trước hết là “nước Mỹ, nước Mỹ”, nhưng còn có “Canada, Canada”, và cả tên các thành phố: “Chicago, Chicago” và đặc biệt là “New York, New York” (cách lặp từ mang đậm hơi hướng Martin Scorsese và giọng ca mãnh liệt của Liza Minnelli trong bộ phim cùng tên năm 1977).

Cái đọng lại lâu nhất của “Nước Mỹ, nước Mỹ” có lẽ chính là tiếng ngân dài trống vắng ấy (kết quả của quá trình đó chính là sự vô định), cùng với hương vị của những viên kẹo bạc hà Halls “cay rát lưỡi, thậm chí đắng” mà nhân vật người vợ thường ngậm trong truyện ngắn “Nước Mỹ, nước Mỹ”.

Nhị Linh

Posted in reading | 1 Comment »

22nd Feb 2009

Protected: Adaptation

This content is password protected. To view it please enter your password below:

Posted in nhảm | Enter your password to view comments.

18th Feb 2009

:((

– anh ơi anh :(( :(( hu hu :(( :((
– :o gi vay?
– :(( :(( :(( hu hu tui tức quá :((
– sao the :-*?
– cái vé máy bay đi Bali :(( nó giảm giá 20%  :(( mà tui lỡ mua hôm trước mất tiêu rồi :((
– =))
– :(( :((  hu hu hu
– mua rồi thì check giá làm gì nữa
– tui thấy nó gửi email thông báo giảm giá 20%, tui check thử lại coi :((
– =)) hmm hmm, bọn này thiệt là biết chăm sóc khách hàng. đừng cólảng vảng đến các website của hotels nữa nha ;))
– tổng cộng mất 50 US toàn bộ á :(( :(( hu hu. tự dưng mất tiêu 50 đô
– :)) hic hic
– :(( tui thiệt là đau xót quá. 50 đô là đủ tiền mua cái áo bơi của tui rồi :((

Posted in Uncategorized | 3 Comments »

17th Feb 2009

With all my respect

– Em đi ăn trưa với anh Bình

– Tell him I say hi and pass him my respect

*
**

– Nhiều người nói anh thành đạt. Anh không nghĩ thế, anh thấy mình vẫn loay hoay thế, chả làm được gì. Những quyển sách mình muốn in thì không in được.

– Em không nghĩ thế. Em còn nhớ cách đây nhiều năm, em dẫn anh đi gặp CVD và NĐT bàn về việc dịch và xuất bản Về dân chủ Mỹ. Bây giờ Về dân chủ Mỹ đã xuất bản. Bàn về Tự do cũng đã xuất bản. Đường phía trước còn dài, nhưng từ ngày đó đến ngày hôm nay cũng là một con đường rất dài.

Trước khi ra về, anh Bình bảo thời gian thật là nhanh quá. Hồi đầu tiên anh biết em là khoảng năm 96, 97.

Đã 12, 13 năm.

With all my respect.

Posted in Uncategorized | 3 Comments »

14th Feb 2009

Protected: Legally married, lonely Valentine and other stories

This content is password protected. To view it please enter your password below:

Posted in Uncategorized | Enter your password to view comments.

04th Feb 2009

Văn hóa phẩm đồi trụy đã tuồn vào VN như thế nào

Văn hóa phẩm đây là của anh Linh.

Xuất xứ của chúng nó là từ Mỹ.

Trên tờ khai hải quan, chúng nó trở thành: “Đồ dùng, bao gồm quần áo, giày dép, sách khoa học”.

Và em mất tiêu 2 nửa buổi chiều x(

Sự tích bắt đầu là anh Linh, khi dọn nhà về Việt Nam, đã gồng gánh theo một núi sách. Em đã bảo lên ebay bán quách đi thì lại lười. Thế là tốn thêm 1 núi tiền gửi về.

Bên lề, nhân nói tới ebay: cách đây vài hôm, em có ý kiến là có khi em nên túc tắc dọn tủ sách với đồ sang nhà hàng xóm là vừa. Hàng xóm lượn 1 vòng quanh tủ sách và bảo: có khi dạo này em nên chăm lên ebay.

Quay lại chuyện núi sách của anh Linh, anh đấy xoay được 1 cái promotion nếu gửi sách về Sài Gòn, tiết kiệm được 400 đô so với gửi về HN. Thế là bên cạnh cái núi được gửi về HN, thì còn 1 núi nữa gửi… cho em.

Cái núi về HN đã có kết quả hết sức thê thảm: anh giai của anh L đã lên xuống Nội Bài 1 số lần, sách được chuyển sang Sở Văn hóa giám định, anh giai của anh L phải ngồi kê khai tên từng quyển, và đâu như đóng tiền giám định 10K/quyển. Hết sức thê thảm.

Trước Tết, em được báo đến giải quyết đống sách về SG. Nhưng vì em bận ăn Tết, và các nơi chuyển hàng door to door không chịu đến nhận hàng nữa, nên em ỳ xác ra.

Hôm qua vác xác đi lĩnh, mất nửa buổi chiều lấy các loại bill, xếp hàng, hải quan… Nghe nói đống hàng gửi về bị thiếu mất 1.5kg. Chị làm thủ tục bảo em nên đi hỏi hải quan lại.

Hơi đâu. Mất vài quyển sách chả chết ai :-D Nên em đòi cứ làm luôn đi chị.

Rồi chị hải quan hỏi trong đó có gì. Em bảo có sách. Chị ý bảo tốt nhất là nếu mới đi Tây gần đây thì đem hộ chiếu với tờ khai xuất nhập cảnh đến khai là hàng mình mới đi, mang về, nhận cho dễ, đỡ phải nộp thuế.

Thế là thôi em đi về. Hôm sau mang theo hộ chiếu tờ khai xuất nhập cảnh đi Đài Loan về. Đến đoạn lấy hàng rồi, thì chỗ lấy phiếu hàng bảo giấy tờ của em là từ hôm qua, giờ phải… xếp hàng làm lại b-) Quá sức bất bình, em gọi lung tung các kiểu nhờ vả xem có cách nào nhanh hơn không, nhưng chả có cách nào, thế là em xếp hàng tiếp.

Cuối cùng đến đoạn lấy hàng ra, hỏi trong đó có gì. Bảo có sách. Chú coi kho, có con sắp đi du học, rất lấy làm thông cảm, dù số của tờ khai vận đơn so với số trên phiếu bị sai cũng cho lấy hàng ra.

Đến chú hải quan, hỏi con đi học đâu về, con đi Mỹ về ạ (he he). Con đi mấy năm, dạ 2 ạ. Đi học bổng hở, dạ vâng ạ.

Mở ra thấy một đống sách, chú bảo, “giời ơi, tri thức là sức mạnh”, giọng não nề thông cảm thương xót con gái đã mất công đi Mỹ còn dại dột ôm 4 thùng 65 kg sách về. Chú đọc chính tả cho chép vào tờ khai hải quan là “Đồ dùng, bao gồm quần áo, giày dép, sách khoa học” (“phải ghi rõ là sách khoa học chứ nhỡ người ta tưởng sách giáo lý thì sao”) xong rồi con cảm ơn chú con về.

Ra đến cổng, đống sách được tống cho em chuyển hàng door to door ra HN. Em thoát nạn.

Văn hóa phẩm đồi trụy đã tuồn vào VN như thế. Mất 2 nửa buổi chiều làm việc của em.

Posted in Uncategorized | 5 Comments »

01st Feb 2009

Protected: Take this sinking boat and point it home

This content is password protected. To view it please enter your password below:

Posted in Uncategorized | Enter your password to view comments.